Tương truyền, Hán Vũ Đế trong lần ngự giá tuần du đã gặp một lão nông 90 tuổi vẫn cuốc cỏ dưới ruộng, hỏi ra thì cụ khỏe nhờ dùng Bạch truật. Về sau, vị thuốc này được nhiều bậc vương hậu Trung Hoa sử dụng như trong bài thuốc của Từ Hy thái hậu hay trong viên tăng tuổi thọ của hoàng đế Quang Tự…Nhưng dùng Bạch truật để thì không phải ai cũng biết !
– Bạch Truật còn được gọi là Truật, Sinh Bạch truật, Sơn khương, Sơn liên…là cây thảo, sống nhiều năm, cao 40 – 60cm, thường được thu hoạch vào tháng 6 – 7 ở đồng bằng và tháng 12 ở các tỉnh miền núi.
Vua chúa xưa kia coi Bạch truật là “Viagra thời cổ đại”, là “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khoẻ, tăng cường chức năng sinh lý và đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…- một nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các Đế Vương.
Theo Đông Y, Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hoà trung, lợi thuỷ, an thai. Ngoài ra, Bạch truật còn được xem là một vị thuốc bổ dưỡng và được dùng phổ biến trong các trường hợp viêm loét dạ dày, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính.
TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ ĐẾN VỚI BỆNH ĐẠI TRÀNG
Trong hầu hết các bài thuốc trị viêm đại tràng đều có mặt vị Bạch truật. Chính tính chất sử dụng rộng rãi của Bạch truật cho bệnh lý về đường tiêu hóa thôi thúc các nhà khoa học hiện đại tìm hiểu, nghiên cứu để chứng minh, giải thích cho những tác dụng này.
Họ phát hiện ra rằng: Các thành phần hoạt chất trong Bạch Truật đem lại cho vị thuốc này nhiều tác dụng dược lý đối với bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
1. Cân bằng hai chiều kỳ diệu:
Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tác dụng tái thiết lập cân bằng hai chiều kỳ diệu này của Bạch truật đối với hoạt động co bóp nhu động ruột cô lập của thỏ. Lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì Bạch truật có tác dụng ức chế, ngược lại lúc ruột đang ở trong trạng thái ức chế thì dịch chiết của vị thảo dược này lại có tác dụng gây hưng phấn. Điều này đồng nghĩa với việc: trong trường hợp bị tiêu chảy thì Bạch truật có tác dụng cầm tiêu chảy, giảm đau quặn, và tương tự, khi bị táo bón thì Bạch truật lại có tác dụng nhuận tràng rất hiệu quả. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của Bạch truật có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
2. Chống loét, tăng tái tạo niêm mạc đại tràng:
Theo các tài liệu Trung Dược học cho thấy, dịch chiết Bạch truật có tác dụng chống loét niêm mạc đường tiêu hoá. Trong đó, loét do thắt môn vị không những gây ra tình trạng ứ trệ dịch vị bao tử mà còn gây tổn thương về mạch máu kèm theo thiếu máu nguồn gốc thần kinh thực vật, ảnh hưởng tới toàn hệ thống tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung, như gây viêm loét đại tràng và [Thành viên mới xem được link. ]. Ngoài ra, theo những ghi chép trong cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”, Bạch truật còn có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra nhưng không làm giảm acid tự do của dịch vị, do đó làm giảm hiện tượng loét dạ dày.
3. Giảm viêm:
Hoạt tính chống viêm của Bạch truật được thể hiện rõ rệt trên giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tương ứng với những biến đổi về mạch máu gây thoát huyết tương ở khoảng ngoài tế bào và tạo phù nề.
Ngoài ra, theo các tài liệu Trung dược học ứng dụng lâm sàng: Bạch truật còn có tác dụng bổ dưỡng cơ thể và tăng cường miễn dịch, nâng sức đề kháng.
Như vậy, có thể thấy rằng, Bạch truật không những giải quyết triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm đại tràng như đau bụng, đi ngoài, loét niêm mạc đại tràng, đau quặn… mà còn tác động vào nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh lý này như tác dụng chống viêm, điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng thiếu máu cục bộ tại đại tràng…