Đừng để đau dạ dày trở thành thói quen hàng ngày !!!

Viêm loét Dạ Dày – Tá Tràng là bệnh có tần suất mắc cao trên thế giới. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh chiếm 3 – 4% dân số, có những nơi chiếm đến 10%. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày. Nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh thường tái phát dai dẳng.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Viêm Loét Dạ dày – Tá tràng
Tình trạng loét Dạ dày – Tá tràng chỉ thực sự dễ nhận biết khi các biểu hiện thể hiện một cách rõ rệt hoặc tiến hành nội soi đường tiêu hoá. Vậy làm sao để biết rằng mình có bị loét Dạ dày – Tá tràng hay không thì dựa vào các triệu chứng đặc trưng sau:

Đau vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ, đau quặn trước hoặc sau ăn.
Nôn, buồn nôn.
Đầy bụng, ợ hơi, ợ chưa, mệt mỏi sút cân.
Vùng thượng vị co cứng trong cơn đau.

Nguyên nhân gây Viêm Loét Dạ dày – Tá tràng là gì ???

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP. Trong đó có 25% người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa loét dạ dày.
Lo âu, căng thẳng, Stress: Làm tăng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị, mất cân bằng độ PH và bào mòn niêm mạc dạ dày. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày tái đi tái lại nhiều lần.
Sử dụng thuốc NSAIDs và Corticoid: Ức chế sự kích thích bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc tạo điều kiện cho ổ loét phát triển.
Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích: Nicotine trong khói thuốc làm tăng bài tiết acid dạ dày, cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn cao có trong bia rượu lại góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời bào mòn dạ dày…
Thói quen sinh hoạt: ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi, ăn quá khuya, sử dụng thực phẩm bẩn… cũng khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

Những yếu tố trên là nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày gây Viêm loét Dạ dày – Tá tràng:

Bệnh Dạ dày với những nguy hiểm khôn lường
Bệnh lý dạ dày đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc hang vị là những vị trí rất dễ biến chuyển thành ung thư. Khi tình trạng bệnh trở nên xấu hơn, bệnh nhân rất dễ gặp phải 4 biến chứng chết người:

Xuất huyết tiêu hoá.
Thủng ổ loét.
Hẹp môn vị.
Ung thư dạ dày.

Vậy làm sao để hạn chế đau dạ dày không thành thói quen hàng ngày ???
Mục tiêu của điều trị viêm loét Dạ dày – Tá tràng là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét Dạ dày – Tá tràng với mục đích điều trị như sau:

Giảm yếu tố gây loét: giảm bài tiết acid HCl và pepsin.
Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.
Diệt trừ Helicobacter pylori.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc.
Tránh căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống.
Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút.

Hãy bảo vệ chính bạn và người thân khỏi Viêm loét Dạ Dày – Tá Tràng bằng lối sống khoa học, lành mạnh, tinh thần thư giãn và kiểm tra sức khoẻ định kỳ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *