Làm thế nào để đỡ đau bụng kinh cho chị em?

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng thường gặp và lặp đi lặp lại ở cơ thể nữ giới mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” trong tháng. Trong nhiều trường hợp, những cơn đau bụng này không đơn giản hết đau là khỏi mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí có thể gây vô sinh ở phụ nữ. Vậy đau bụng kinh nguyệt là gì, các vị trí thường gặp của đau bụng kinh và làm thế nào để đỡ  đau bụng kinh nhanh nhất, bài viết dưới đây sẽ trả lời cặn kẽ những thắc mắc cho bạn gái.

1. Đau bụng kinh là gì ?

Đau bụng kinh là một triệu chứng khó chịu thường gặp ở chị em phụ nữ, nó khiến các chị em mệt mỏi, đau lưng và đau bụng nhẹ, có khi là nặng kèm theo hạ huyết áp, bủn rủn, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn… và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê vô cùng nguy hiểm.

dau-bung-kinh-la-do-dau

Đau bụng kinh là một hiện tượng đau bụng khi hành kinh và trường hợp này có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người phụ nữ theo từng tháng.

Tùy vào cơ địa và lịch sử bệnh lý của mỗi người mà hiện tượng đau bụng kinh kéo dài cũng khác nhau tuy nhiên đa số trường hợp đau bụng kinh rơi vào nhóm phụ nữ trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc vài ngày.
Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, u xơ tử cung, chít lỗ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Cả 2 hiện tượng đau bụng kinh này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. Không ít các chị em phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

2. Đau bụng kinh ở vị trí nào ?

Đau bụng kinh ở vị trí nào, là câu hỏi mà không ít bạn gái thắc mắc, mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, vì có những bạn, đôi lúc không phân biệt được rõ ràng, là mình bị đau chính xác ở đâu.

dau-bung-kinh-o-vi-tri-nao

Vị trí đau thường gặp là vùng hạ vị. Hay còn gọi là đau bụng dưới.

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh, theo chuyên gia, là do tử cung căng phồng lên khi đến chu kỳ, lúc này, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép gây đau. Ngoài ra, tử cung lúc này còn phải co lại để đẩy máu ra ngoài, làm cho chất prostaglandin xuất hiện, gây đau bụng.

Những cơn đau thường có thể diễn ra âm ỉ, hoặc dữ dội, một số trường hợp, đau bụng kinh còn khiến chị em không thể làm được gì, phải nghỉ làm, nghỉ học vì quá đau đớn, khó chịu.

Khi bị đau bụng kinh, nếu cơn đau quá bất thường và dữ dội, chị em nên nghĩ đến nguy cơ mình bị lạc nội mạc tử cung, có khả năng dẫn đến vô sinh rất cao.

3. Cách giảm đau bụng kinh tức thì – Bấm huyệt giảm đau bụng kinh :

Để tìm hiểu vấn đề này các nàng cùng lắng nghe tâm sự, kinh nghiệm của 1 người đi trước nhé !

” Mỗi tháng khi đến ngày đèn đỏ mình luôn khổ sở với những cơn đau bụng kinh quằn quại, giờ thì hết rồi tất cả chỉ nhờ vào phương pháp bấm huyệt rất đơn giản. 

Từ khi bắt đầu có kinh nguyệt đến giờ lúc nào mình cũng khổ sở với những cơn đau bụng kinh quằn quại. Đến khi lập gia đình, sinh con tưởng đâu sẽ hết không ngờ còn đau gấp mấy lần lúc chưa sinh con. Có những lúc đau đến mức chân tay bủn rủn, không làm được bất cứ việc gì, chỉ nằm ôm bụng khóc.

Thông thường, người hay đau bụng kinh “dữ dội” như mình rất dễ mắc các chứng lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung nhưng nhiều lần đi khám phụ khoa, siêu âm đều không có triệu chứng bệnh tật. Bác sĩ khẳng định rất có khả năng hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng làm cho mình đau. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu… Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt.

Mỗi lần đau bụng kinh mình đều dùng thuốc giảm đau như panadol, cataflam sẽ hết tạm thời, tuy nhiên mình biết dùng quá nhiều thuốc giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe vì về lâu về dài sẽ có tác dụng phụ buộc mình phải lệ thuộc vào thuốc. Mình còn nhớ có lần đi làm, bị đau bất ngờ và quên mang theo thuốc, mình đã bị ngất ngay tại chỗ.

Những lần cơn đau bụng kinh xuất hiện khi ở nhà, để tránh dùng thuốc mình đã sử dụng một số phương pháp massage giảm đau như: chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng); massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu, ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn; giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút để làm dịu cơn đau.

Ngoài ra, mình còn dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng; massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột.

Tất cả các giải pháp trước đây mình dùng đều có hiệu quả tức thời nhưng phải tốn thời gian và cần có sự chuẩn bị trước. Gần đây mình được vị bác sĩ bên bệnh viện Y học cổ truyền hướng dẫn cho giải pháp bấm huyêt để chữa đau bụng kinh hết ngay sau 3 phút. Mình đã áp dụng rất có hiệu quả các bạn ạ, lần đầu tiên trong đời mình không cần phải uống thuốc giảm đau trong ngày đèn đỏ, mừng quá hôm nay mình quyết định chia sẻ với bạn nào thường hay bị đau bụng giống mình nè.

Cách bấm huyệt này hết sức đơn giản mọi người ạ, mình tự thực hiện mỗi lần đau luôn nhé.

Khi thấy có triệu chứng đau lâm râm ở vùng bụng dưới, bạn dùng hai ngón tay trỏ ấn vào nhân trung nơi giữa mũi và miệng, từ từ kéo hai ngón tay về phía 2 mép môi, làm liên tục như vậy trong vòng 3 phút cơn đau bụng sẽ chấm dứt ngay lập tức.

Giải pháp bấm huyệt này còn có tác dụng giúp máu huyết lưu thông, kinh nguyệt ra đều, sạch sẽ và nhanh hết.
Quá đơn giản phải không ạ, mọi người hãy thử nha, sẽ có kết quả giảm đau ngay thôi “

Trên là kinh nghiệm thực tế về 1 phương pháp chữa đau bụng kinh bằng cách bấm huyệt. Các chị em có thể tìm hiểu thêm về các mẹo chữa đau bụng kinh phù hợp với mình khác !

>> Xem thêm : Kinh nghiệm bỏ túi mẹo chữa đau bụng kinh ngày “đèn đỏ”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *